10 điều cần biết để tránh bị trừ điểm oan môn Toán.

Đây là lưu ý tưởng "vặt vãnh" nhưng sẽ giúp học sinh hạn chế tối đa những điểm trừ đáng tiếc khi bạn thi môn toán trong ki thi tuyển sinh sắp tới

Mẹo vặt vật lý

Mẹo vặt và kinh nghiệm làm bài vật lý

Luận tiếng anh

Những bài luận thông dụng

So sánh hai tác phẩm

Đề văn hiện nay có xu hướng nghị luận văn học kiểu so sánh hai tác phẩm, bài viết này sẽ giúp ta hiểu hơn về nó.

Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong đêm

clip của VTV nói về tác hại của việc sử dụng điện thoại trong đêm.

Total Pageviews

Sunday, July 31, 2016

Thí sinh phấp phỏng đăng ký xét tuyển đợt 1

Trước thềm tuyển sinh đợt 1, nhiều thí sinh và phụ huynh bày tỏ sự âu lo điểm chuẩn vào các trường tăng nhiều hay ít so với năm trước. Số thí sinh cùng ngành nộp vào nhiều hay ít, cơ hội vào ngành mình thích đạt bao nhiêu phần trăm. Cùng đó, nhiều thí sinh còn tính toán phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT hay học bạ cho chắc ăn.
Thận trọng những ngày đầu
Giang Gia Hảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Tân, TP.HCM), cho biết: “Kỳ thi THPT vừa rồi em đạt 15 điểm khối D, bằng điểm sàn xét tuyển vào các trường ĐH do Bộ GD&ĐT vừa công bố”. Với mức điểm này, Hảo mong muốn vào ngành ngôn ngữ Anh thuộc trường công lập để bớt gánh nặng học phí.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia tuyển sinh, với điểm thi chỉ bằng điểm sàn thì cơ hội vào các trường có ngành ngôn ngữ Anh gần như bằng không vì điểm trúng tuyển thường cao hơn điểm sàn rất nhiều. Do vậy, trường hợp của Hảo nên chuyển sang nộp học bạ THPT để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM sẽ có nhiều cơ hội hơn. “Em đã tham khảo khá kỹ, năm ngoái ngành ngôn ngữ Anh xét theo học bạ tại trường này là 21 điểm, so với điểm thi môn tiếng Anh năm nay không cao, trong khi học bạ em có 22 điểm nên em khá yên tâm với định hướng ngành mình đã chọn” - Hảo tính toán.
 
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2015. Ảnh: P.ĐIỀN
Với 21,5 điểm khối A, thí sinh Phạm Thị Kim Ngọc, học sinh Trường THPT Bình Đông (Gò Công, Tiền Giang), cho biết sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Thí sinh này so sánh năm trước điểm chuẩn vào ngành này là 20,75. Tuy nhiên, Ngọc vẫn lo lắng nếu nhiều thí sinh có điểm cao hơn nộp vào ngành này thì sẽ mất cơ hội vì năm nay các trường không cập nhật số thí sinh nộp vào, mức điểm ra sao.
Thí sinh Ngô Tấn Phát đạt 23,25 điểm khối B (toán, hóa, sinh). Dù điểm khá cao nhưng Phát phân vân do đã định hướng vào ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong khi điểm chuẩn ngành này năm trước là 23,75. “Trước ngày xét tuyển, tâm trạng của em khá phấp phỏng vì đây là ngành có điểm chuẩn khá cao, nộp vào không biết có an toàn. Để ăn chắc, nguyện vọng 2 em xét tuyển ngành công nghệ kỹ thuật hóa của ĐH Nông Lâm TP.HCM” - thí sinh này chia sẻ.
Cân nhắc xét tuyển bằng học bạ
TS Thái Doãn Thanh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thông tin dù hôm nay trường mới chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, tuy nhiên từ ngày 25-7 trường đã nhận khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng học bạ THPT, trong đó 300 hồ sơ thí sinh nộp trực tiếp.
Ông Thanh lưu ý năm nay thí sinh cùng lúc có thể đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ bằng hai kênh là sử dụng kết quả thi THPT và học bạ THPT. Thí sinh có thể sử dụng cùng lúc hai kênh trong trường hợp kết quả điểm thi THPT cao. “Số thí sinh có nhu cầu xét tuyển bằng học bạ khá lớn, trong khi chỉ tiêu xét theo hình thức này tại các trường không lớn (khoảng 10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh). Do vậy sự cạnh tranh theo hình thức này cũng sẽ rất gay gắt. Các em cần tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành của các trường để tính toán nộp hồ sơ, không nên thấy điểm thi thấp mà hấp tấp dùng kết quả học bạ để xét tuyển” - TS Thanh hướng dẫn.
PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng rất khó đánh giá những ngày đầu tiên số thí sinh nộp hồ đăng ký xét tuyển vào trường đông hay thưa vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thí sinh nộp hồ sơ qua bưu điện, đăng ký trực tuyến và trực tiếp tại trường. Ông Minh cho biết sau khi có kết quả điểm THPT, nhiều thí sinh, phụ huynh ở các địa phương đã đến trường tìm hiểu thông tin tuyển sinh, các ngành đào tạo, tư vấn cơ hội nghề nghiệp khi ra trường.
Cẩn thận với ngưỡng xét tuyển bằng điểm sàn
Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng rút kinh nghiệm các năm trước, năm nay nhiều trường đã xây dựng điểm sàn xét tuyển khá sát với điểm chuẩn. Đây là sự thuận lợi cho thí sinh khi cân nhắc chọn đăng ký xét tuyển vào các trường này. Ngược lại, một số trường có điểm trúng tuyển hằng năm khá cao (từ 20 điểm trở lên) nhưng công bố ngưỡng điểm xét tuyển bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT (15 điểm). Điều này dễ thu hút thí sinh nộp vào nhưng tỉ lệ “rủi ro” cao do điểm sàn và điểm chuẩn cách nhau khá xa. Do đó thí sinh nên so sánh phổ điểm trung bình của ngành với điểm thi của mình để cân nhắc việc nộp hồ sơ vào các trường này.
_________________________________
Theo quy định, đợt 1 thí sinh chỉ được phép đăng ký tối đa hai trường, mỗi trường tối đa hai ngành. Các đợt bổ sung được đăng ký tối đa ba trường. Thí sinh cần tuân thủ nghiêm quy định này. Nếu nộp vào nhiều hơn hai (hoặc ba trường ở đợt bổ sung) hệ thống chỉ nhận hai (hoặc ba trường) bất kỳ trong số trường thí sinh đăng ký, như vậy thí sinh sẽ mất quyền tự lựa chọn trường. Hơn nữa, có thể mất phí mà không thể đăng ký trực tuyến (do hệ thống rà soát thấy số lượng trường đăng ký đã vượt mức quy định).
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 1-8 đến hết 20-10 đối với bậc ĐH, ngày 15-11 đối với bậc CĐ với hình thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Các trường tuyển sinh theo đề án riêng, thời hạn cuối xét tuyển hết ngày 20-10 (bậc ĐH), ngày 15-11 (bậc CĐ).
nguồn: 24h

Hàng trăm nghìn thí sinh bắt đầu cuộc đua tìm suất vào đại học


Tổng số thí sinh vào đại học năm nay là 420.000, nhiều trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Ngày 1/8, thí sinh đã dự thi THPT quốc gia bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 vào các trường đại học, kéo dài đến 17h ngày 12/8. Cuối ngày 31/7, các trường đều đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển, hầu hết bằng và cao hơn mức điểm sàn 15 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, nhiều trường còn kèm theo các tiêu chí phụ.
Ở đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi thí sinh không được đăng ký quá 2 trường, mỗi trường không quá 2 nguyện vọng và không được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký. Năm nay, các em chỉ được cấp một phiếu xác nhận kết quả thi. Sau khi các trường công bố điểm trúng tuyển, thí sinh đã trúng tuyển phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi đúng thời hạn, không chấp nhận bản photocoppy để khẳng định mình sẽ theo học trường đó. Không nộp phiếu xác nhận đồng nghĩa với việc các em không học và nhường cơ hội trúng tuyển cho thí sinh khác.

Thí sinh dự thi THPT 2016 tại hội đồng thi Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Dương Triều.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ bằng ba hình thức: chuyển phát nhanh qua đường bưu điện, xét tuyển theo quy định của trường và xét tuyển trực tuyến qua cổng http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh cho biết, thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ kết thúc vào ngày 11/8, sớm trước một ngày so với quy định để những thí sinh không đăng ký được bằng hình thức online sẽ đăng ký bằng cách khác như gửi qua bưu điện hoặc tới nộp tại trường. Nhà trường sẽ xác nhận thời điểm bưu điện đóng dấu còn trong thời gian xét tuyển để đảm bảo quyền lợi cho các em, với mục tiêu không có thí sinh nào không đăng ký được bằng các hình thức khác nhau.
Trước đó, từ chiều 28/7, Bộ đã mở cổng trang xét tuyển trực tuyến để các thí sinh tập dượt, làm quen trước khi bắt đầu xét tuyển chính thức. "Tất cả dữ liệu đăng ký xét tuyển thành công này sẽ được phần mềm lưu lại để đảm bảo rằng thí sinh trong toàn hệ thống không thể đăng ký vượt quá chỉ tiêu quy định", ông Trinh nói
Thời gian diễn ra các đợt xét tuyển thí sinh cần ghi nhớ. Đồ họa: Tiến Thành - Hoàng Thùy.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay có hơn 887.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, trong đó hơn 286.000 em thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT, số thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng gần 519.500. Số chỉ để xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng (thí sinh tự do) là 81.770. Như vậy, với khoảng 420.000 chỉ tiêu vào đại học thì hơn 181.000 thí sinh đã trượt đại học, phải tìm cơ hội ở các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp...
Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin, có hơn 100 trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển bằng học bạ với chỉ tiêu 102.000 thí sinh, như vậy chỉ còn 320.000 chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi THPT quốc gia. Ông Ga nhắc nhở các trường thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký, có thể tuyển thấp hơn hoặc bằng chứ không được vượt. Trường nào vượt chỉ tiêu sẽ bị xử lý.
Theo thống kê, thí sinh ở cụm đại học, trừ các khối thi D, D1 có điểm trung bình dưới 15, khối C có điểm trung bình xấp xỉ 15. Các khối thi còn lại gồm A, A1 và B đều có điểm trung bình trên 15. Các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, phổ điểm cao hơn năm ngoái. Số thí sinh đạt điểm cao và trung bình cũng nhiều hơn. Riêng môn tiếng Anh điểm thấp nhiều, điểm trung bình khối D thấp hơn năm ngoái.
Trước ngày 14/8, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1. Các đợt xét tuyển bổ sung nguyện vọng 1 từ ngày 21-31/8, đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 từ ngày 11 - 21/9, nguyện vọng bổ sung đợt 3 do các trường công bố nếu còn.
nguồn: vnexpress

Nhiều đại học top đầu công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển

Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính nhận hồ sơ xét tuyển từ 17 điểm trở lên; Giao thông Vận tải, Thủy lợi lấy bằng mức sàn 15 điểm.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mức điểm sàn 15 cho tất cả khối, nhiều trường đã đưa ra mức điểm nhận hồ sơ. Đại học Kinh tế quốc dân năm nay nhận hồ sơ xét tuyển từ 17 điểm trở lên, cao hơn mức sàn 2 điểm cho tất cả ngành, khối thi. Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo đánh giá phổ điểm Ngoại ngữ thấp không ảnh hưởng nhiều đến việc tuyển sinh của trường vì đây là môn thi bắt buộc, đa phần điểm thấp nằm ở thí sinh các khối khác, những em chọn thi khối D điểm vẫn ở mức trung bình trở lên.
Ông cho biết, điểm chuẩn năm nay có thể giảm nhẹ do không còn cảnh thí sinh ồ ạt, chen chúc để nộp hồ sơ vào trường như năm trước mà trở về với quy luật như mọi năm. Song điểm chuẩn giữa các nhóm ngành vẫn có sự phân hóa rõ rệt, nghĩa là những ngành hot như Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế điểm trúng tuyển vẫn cao. Các ngành không hot hoặc độ hot trung bình thì điểm chuẩn có thể giảm hơn một chút.
Năm trước, Đại học Kinh tế quốc dân có điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh cao nhất với 32,25 (đã nhân 2 môn tiếng Anh), các ngành điểm chuẩn cao khác như Kế toán 26, Kinh tế quốc tế 25,75, Tài chính Ngân hàng 25,25. Một số ngành bình thường như Hệ thống thông tin quản lý, Kinh tế nông nghiệp lấy 23 điểm.
Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển cho từng ngành, nhóm ngành. Điều kiện là không có môn nào điểm liệt, tổng điểm trung bình các môn học thuộc tổ hợp 3 môn xét tuyển tính cho 6 học kỳ từ 20 trở lên, không tính cho thí sinh diện tuyển thẳng và thi liên thông từ hệ cao đẳng của trường. Thí sinh xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành KT11, KT21, KT22, KT24 có điểm xét tuyển từ 7,5 trở lên; các ngành/nhóm ngành KT12, KT23, CN2, KT31 điểm xét tuyển từ 7 trở lên.
Thí sinh xét tuyển Chương trình tiên tiến TT1 - TT5 điểm xét tuyển từ 7 trở lên và điểm thi môn tiếng Anh từ 5 trở lên, hoặc có chứng chỉ tiếng Anh được miễn thi THPT quốc gia môn Ngoại ngữ. Các nhóm ngành khác nhận điểm xét tuyển từ 6 trở lên, không kể chương trình đào tạo quốc tế với mã QT21, QT31, QT32 và QT33).
Trường đưa ra công thức tính điểm xét tuyển để thí sinh tự tính điểm của mình khi nộp hồ sơ

.Học viện Tài chính nhận hồ sơ cao hơn mức sàn 2 điểm. Năm nay, trường được Bộ Giáo dục cho phép tuyển thẳng đối với học sinh THPT toàn quốc nên đã tuyển thẳng hơn 2.500 thí sinh, chiếm 50% tổng chỉ tiêu của trường. Học sinh tuyển thẳng gồm người tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự Olympic quốc tế, thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia có nội dung và đề tài dự thi về Toán, Tin, Hóa, Lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn. Thí sinh có học lực giỏi từ năm 2 trở lên.
Nhiều trường nhận hồ sơ xét tuyển bằng mức điểm sàn Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố là 15, như Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Thủy lợi. Thạc sĩ Trần Khắc Thạc, Phó phòng Đào tạo Đại học Thủy lợi cho biết, trường nhận hồ sơ xét tuyển bằng với mức điểm sàn 15 cho tất cả ngành tại hai cơ sở đào tạo Hà Nội và TP HCM. Riêng chương trình đào tạo tiên tiến nhận hồ sơ từ 16 điểm trở lên, cao hơn mức sàn 2 điểm. Năm nay, chỉ tiêu đào tạo của trường là 3.700. "Điểm chuẩn có thể không biến động nhiều dù phổ điểm các môn khối A năm nay lệch về bên phải, theo hướng cao hơn", ông cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Hà Nội cho biết, trường không quy định điểm xét tuyển cụ thể song chắc chắn là trên mức điểm sàn mà Bộ công bố. Theo bà Yến, thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn của các ngành những năm trước, năng lực, niềm đam mê của bản thân và tổng điểm thi mà mình có để lựa chọn ngành học cho phù hợp. Năm trước, ngành Y đa khoa lấy 27,75 điểm còn ngành thấp nhất là Y tế công cộng và Dinh dưỡng lấy 23 điểm. "Các em phải cân nhắc thật kỹ vì quy định bắt buộc là nộp hồ sơ xét tuyển rồi thì không được phép rút", bà Yến nhấn mạnh.
Năm nay, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.100 chỉ tiêu, phân hiệu của trường tại Thanh Hóa sẽ tuyển sinh mùa đầu với chỉ tiêu 100 Y Đa khoa. Chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy tại đây không khác gì nhiều so với cơ sở chính.
Lãnh đạo một trường đại học đánh giá, 15 hay 17 điểm chỉ là điểm nhận hồ sơ mà trường công bố, thí sinh cần tỉnh táo khi nộp hồ sơ vì điểm chuẩn vẫn sẽ cao, có trường thậm chí cao hơn 7-8 điểm so với điểm nhận hồ sơ xét tuyển.
Năm nay, phổ điểm các môn Toán, Lý, Hóa lệch về bên phải một chút, lượng thí sinh đạt điểm trên trung bình khá nhiều, nên điểm chuẩn các ngành khối A, A1 sẽ cao hơn hoặc bằng năm ngoái. Dù phổ điểm tiếng Anh thấp, nhưng những thí sinh chọn thi khối D vẫn là những em có năng lực, đó là nguồn tuyển cho các ngành khối D của các trường. Do vậy, điểm chuẩn của các trường sẽ không chênh lệch nhiều. Việc Bộ Giáo dục quán triệt tuyển đủ hoặc ít hơn chỉ tiêu, không được vượt quá cũng là điều khiến các trường cân nhắc khi công bố mức điểm chuẩn.
"Khi nộp hồ sơ, các em nên tham khảo điểm chuẩn của trường qua các năm để làm căn cứ. Đừng thấy trường công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng hoặc cao hơn điểm sàn rồi ồ ạt nộp vào. Lượng hồ sơ tăng đột biến sẽ khiến cho điểm chuẩn một số ngành học tăng cao. Những thí sinh có điểm thấp hoặc nằm trong ngưỡng không an toàn dễ mất cơ hội vào trường phù hợp", một chuyên gia giáo dục nói.
Nguồn Vnexpress.net

Friday, July 29, 2016

Danh sách các trường ĐH công bố điểm chuẩn dự kiến 2016

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG CÔNG BỐ ĐIỂM XÉT TUYỂN NV1 VÀ ĐIỂM CHUẨN DỰ KIẾN NĂM 2016
(Quý phụ huynh và thí sinh bấm link để xem thông tin)
Hiện đã có 24 trường Đại học, Học viện, Cao đẳng công bố điểm xét tuyển và điểm chuẩn dự kiến năm 2016. Trong đó có:
-        23 trường Đại học
 -       01 trường Học viện
Diemthi24h cập nhật liên tục DS trường ĐH – CĐ công bố điểm xét tuyển và điểm chuẩn dự kiến năm 2016…
I. ĐẠI HỌC
STT
Mã trường
Tên trường
Điểm xét tuyển NV1
Điểm chuẩn dự kiến
1
BKA
ĐH Bách khoa Hà Nội
Xem tại đây
2
NTH
ĐH Ngoại thương
Xem tại đây
3
SPH
ĐH Sư phạm Hà Nội
Xem tại đây
4
TLA
ĐH Thủy lợi
Xem tại đây
5
DTS
ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
Xem tại đây
6
DTF
Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên
Xem tại đây
7
DTZ
ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên
Xem tại đây
8
KSA
ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
Xem tại đây
9
DVH
ĐH Văn Hiến
Xem tại đây
10
NLS
ĐH Nông lâm TP.HCM
Xem tại đây
11
NHS
ĐH Ngân hàng TP.HCM
Xem tại đây
12
SPK
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Xem tại đây
13
SGD
ĐH Sài Gòn
Xem tại đây
14
TYS
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Xem tại đây
15
NTT
ĐH Nguyễn Tất Thành
Xem tại đây
16
DHY
ĐH Y Dược – ĐH Huế
Xem tại đây
17
NHF
ĐH Hà Nội
Xem tại đây
18
DBG
ĐH Nông lâm Bắc Giang
Xem tại đây
19
HUI
ĐH Công nghiệp TP.HCM
Xem tại đây
20
VGU
ĐH Việt Đức
Xem tại đây
21
DKS
ĐH Kiểm sát Hà Nội
Xem tại đây
22
TCT
ĐH Cần Thơ
Xem tại đây
23
DCT
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Xem tại đây
24
II. HỌC VIỆN
STT
Mã trường
Tên trường
Điểm xét tuyển NV1
Điểm chuẩn dự kiến
1
HQT
HV Ngoại giao
Xem tại đây
(Tiếp tục cập nhật…)
Nguồn 24h

Thursday, July 28, 2016

Bộ GD-ĐT chính thức công bố điểm sàn vào Đại học

Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT đã chính thức đưa ra mức điểm sàn đại học 2016. Theo đó, tất cả các khối thi, Bộ GD-ĐT quy định là 15 điểm.


Điểm sàn chung cho các khối thi năm 2015 là 15 điểm. 
Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vừa họp và phân tích tổng chỉ tiêu và kết quả điểm thi THPT Quốc gia để đưa ra ngưỡng điểm (điểm sàn) vào đại học năm 2016.
Theo đó, điểm sàn là 15 với tất cả các khối. Năm nay không có điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, để lấy mức điểm này, vấn đề đầu tiên, Bộ đặt ra là tiêu chí về chất lượng, sau đó phụ thuộc vào chỉ tiêu và năng lực đào tạo tối đa của từng trường và số lượng thí sinh xét tuyển ĐH năm nay.
 “Khi đưa ra mức điểm này, cũng có nhiều ý kiến còn băn khoăn vì khối D có môn ngoại ngữ, phổ điểm năm nay khá thấp. Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, các trường đều quyết tâm lực chọn mức điểm thi này để nâng cao chất lượng đào tạo”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay. 
Theo Bộ GD-ĐT, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ xác định và công bố điểm sàn đối với từng khối thi. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn.
Do đó, thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Điểm sàn được xây dựng trên nguyên tắc chung tối thiểu bao gồm 4 yếu tố: Đảm bảo đúng quy định của quy chế; đảm bảo đúng chất lượng tuyển chọn đầu vào; đảm bảo cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội; đảm bảo chất lượng tuyển chọn đầu vào cho các trường. Đây là 4 nguyên tắc tối thiểu để Bộ xây dựng điểm sàn. Năm 2015, điểm sàn đại học là 15 điểm và cao đẳng là 12 điểm.
Sau khi Bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển, công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển).
Mở phần mềm đăng kí tuyển sinh
Cũng theo Bộ GD-ĐT, chiều ngày 28/7, Bộ mở phần mềm đăng kí tuyển sinh để thí sinh đăng kí  thử nghiệm.để tạo điều kiện cho thí sinh làm quen với phương thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, từ chiều ngày 28/7/2016 đến 17h00 ngày 31/7/2016 Bộ GDĐT sẽ cho phép các thí sinh thử nghiệm việc đăng ký trực tuyến trên trang http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Để đăng ký trực tuyến cần đăng nhập vào hệ thống thông qua mã truy cập đã được cung cấp khi thí sinh đăng ký dự thi và số chứng minh nhân dân (đã đăng ký trong Phiếu ĐKDT).
Ngoài ra, đề nhận mã xác thực (mã OTP) khi đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh phải có số điện thoại di động đã được đăng ký trong hệ thống.
Thí sinh nào sử dụng hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến chưa đăng ký số điện thoại di động hoặc có nguyện vọng đổi số điện thoại di động, cần về điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi nộp đơn đề nghị để đăng ký hoặc thay đổi số điện thoại di động.
Thông tin đăng ký thử sẽ được hệ thống xóa sau khi kết thúc thời gian đăng ký thử.
Nguồn: 24h

Wednesday, July 27, 2016

TUỔI TRẺ VÀ NHỮNG CÁI "CỨ TỪ TỪ"....

Bao nhiêu lần bạn tự nhủ mình sẽ học tốt hơn ở học kì sau nhưng rồi vẫn lặp lại vết xe đổ của học kì này?
Bao nhiêu lần bạn tự bảo phải ngủ sớm để sáng dậy đúng giờ nhưng rồi cứ trượt dài theo những dòng status, nút like và những tập phim lúc nào xem cũng được?
Bao nhiêu lần bạn lên kế hoạch tập thể dục nhưng rồi lại từ bỏ sau vài ngày thở dốc và nhức mỏi?
Và bao nhiêu lần bạn liệt kê cả đống những việc phải làm rồi chẳng thực hiện cái nào cho ra hồn, tất cả chất đống một chỗ, bụi bặm và ngày một nhiều hơn.....???
Vì chương trình học không tạo cảm hứng cho tôi.
Vì tôi bận những việc khác quan trọng hơn.
Vì tôi không có thời gian.
Vì thời sinh viên 4 năm lận, CỨ TỪ TỪ!!!
Cứ từ từ đến khi người ta đi thực tập hà rầm, mình vẫn chật vật kiếm cái để bỏ vô CV.
Cứ từ từ đến khi người ta có việc làm ổn định, mình vẫn chạy vạy đi rải truyền đơn từ công ty này đến công ty khác.
Cứ từ từ đến khi người ta đi công tác nước này nước nọ, mình vẫn cứ lụi cụi ở mãi một chỗ, lặp lại mỗi việc ngày này qua ngày khác đến phát chán!
Kinh điển nhất là chuyện học Anh Văn. Hơn 10 năm thời trung học vẫn cứ bập bẹ "How are you? I'm fine thank you and you?", vậy mà khi chỉ còn 4 năm nữa ra trường, bạn vẫn CỨ TỪ TỪ rồi học thì bạn nghĩ mình sẽ ở đâu sau khi ra trường???
Đừng dõng dạc "Tôi muốn mức lương khởi điểm 15 triệu", "Tôi muốn làm cho công ty đa quốc gia", "Tôi muốn chăm lo cho ba mẹ mình một cuộc sống đủ đầy" trong khi việc nhỏ nhất là HỌC TIẾNG ANH cũng làm không xong!
Dành cho các bạn trẻ thật sự muốn cải thiện trình độ tiếng Anh, thật sự NGHIÊM TÚC với tương lai của bản thân nhưng vẫn mù tịt trong việc tìm cho mình phương pháp học Tiếng Anh thật hiệu quả, hội thảo “HỌC THỬ CÙNG LANGUAGE ALIVE! - Bring language back to life!" là CƠ HỘI dành riêng cho bạn.
◕Lý giải được nguyên do việc học tiếng Anh bấy lâu nay kém hiệu quả qua mô hình học toàn diện DUY NHẤT tại Language Alive: SPIRITUAL (Tinh thần), PHYSICAL (Thể chất), EMOTIONAL (Cảm xúc) và MENTAL (Trí tuệ).
◕Bí kíp đã trị tận gốc căn bệnh sợ sai, sợ quê KINH NIÊN của hơn 1000 học viên Language Alive suốt 3 năm qua thông qua các hoạt động học tập được xây dựng bài bản và khoa học trên phương pháp HỌC NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ.
◕Thực hành NGAY cùng những người bạn ngại giao tiếp tiếng Anh như mình với sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, bạn sẽ bất ngờ về sự thay đổi rõ rệt của bản thân đấy!

Tuesday, July 26, 2016

Xếp hạng 63 tỉnh thành về điểm thi THPT Quốc gia 2016

Mới đây, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học FPT đã công bố thứ hạng điểm trung bình điểm thi THPT quốc gia 2016 của các tỉnh thành trên cả nước. Theo bảng danh sách, top 5 tỉnh có số điểm thi trung bình cao nhất nước kỳ thi THPT quốc gia 2016 là Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình và Hà Nam. Với số điểm là 5,31; “đất học” Nam Định dễ dàng trở thành “thủ khoa”, cách xa so với các tỉnh còn lại (Hải Dương 5,08; Bắc Ninh 5,01; Ninh Bình 5,0; Hà Nam 4,98). 

Các thành phố lớn có kết quả không cao bằng như TP HCM xếp ở vị trí thứ 7 với số điểm trung bình là 4,97; Hà Nội chỉ đứng thứ 19 (4,77); Đà Nẵng 30 (4,69).

Thống kê thứ hạng của các tỉnh theo điểm trung bình và khối thi. Ngoài ra, thống kê của TS Đàm Quang Minh cũng chỉ ra các tỉnh giỏi theo khối thi. Điểm trung bình khối A cao nhất thuộc về các tỉnh: Nam Đinh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An. Khối B: Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam. Khối C: Yên Bái, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa. Khối D: Nam Định, Tp HCm, Bến Tre, Ninh Bình, Hà Nam. 

Đáng chú ý là tỉnh giỏi môn Ngoại ngữ nhất lại là các “vùng sâu vùng xa” như Bến Tre, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Đắk Nông, Bạc Liêu rồi mới đến TP HCM. 

Nhìn nhận về điểm thi THPT quốc gia 2016 của Hà Nội, TS Đàm Quang Minh cho rằng sở dĩ điểm không cao là bởi vì Hà Nội khá đông học sinh, trong đó có không ít các em học lệch và rất nhiều em không quan tâm đến kết quả cao vì đằng nào cũng sẽ đi du học. Hơn nữa, các huyện miền núi phía Tây điểm thi cũng thường không cao.Nguồn: http://hoc.vtc.vn/

Xem thêm: https://kt247.blogspot.com/2016/07/hon-420000-thi-sinh-co-co-hoi-vao-ai-hoc.html

“Cuộc chiến” giành thí sinh

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), phổ điểm trung bình của các môn thi THPT quốc gia năm nay là từ 4,5-6 điểm (năm 2015 là từ 5-7 điểm), riêng môn ngoại ngữ cực thấp, chỉ đạt trung bình 3,3 điểm.
Lo thiếu nguồn tuyển
Với mức điểm thấp này, cộng với số thí sinh dự thi năm nay giảm mạnh (tổng số thí sinh đăng ký xét ĐH-CĐ năm 2016 là 601.267 thí sinh, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất cao - riêng hệ ĐH là hơn 420.000) đã khiến các chuyên gia tuyển sinh dự báo cuộc chiến giành thí sính của các trường tốp giữa sẽ rất khốc liệt.
Dự báo về mức điểm trúng tuyển năm nay, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, cho rằng tuy phổ điểm năm nay tương đương năm 2015 nhưng số học sinh dự thi ít hơn năm ngoái nên mức điểm trúng tuyển của nhiều trường dự kiến sẽ giảm 0,5 điểm.
Một chuyên gia tuyển sinh của Trường ĐH Thủy lợi nhận định trường tốp trên như Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân… sẽ không phải lo nghĩ nhiều về nguồn tuyển do đã có thương hiệu riêng, thí sinh sẽ dồn về đây.
Tuy nhiên, các trường tốp giữa, đặc biệt là nửa cuối của tốp giữa, sẽ cạnh tranh rất gay gắt. Với phổ điểm tập trung ở mức 4,5-6 điểm thì rõ ràng nhóm trường tốp giữa sẽ cạnh tranh rất khốc liệt trong việc thu hút thí sinh. Đặc biệt, nếu ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào vẫn giữ như năm 2015 là 15 điểm thì nguồn tuyển còn khó khăn hơn nữa.
Chưa hết, với quy định xét tuyển ở đợt xét tuyển đầu tiên là mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển 2 trường, mỗi trường 2 ngành thì con số ảo là 50%. Nếu trường nào không có thương hiệu, sức hút thì dự kiến sẽ rất vất vả trong việc lôi kéo thí sinh. Tương lai cho các trường ĐH vùng, ĐH ngoài công lập lại càng ảm đạm vì thí sinh đã bị các trường tốp dưới hút hết với mức điểm xét tuyển có thể chỉ bằng điểm sàn.
Trường ĐH Công đoàn ngày 25-7 cho biết nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh đạt từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT trở lên, không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển có kết quả từ 1 điểm trở xuống. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
Trường ĐH Hà Nội, một trong những trường “hot” của thủ đô, cũng cho hay sẽ nhận hồ sơ của thí sinh đạt 15 điểm trở lên (thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
Khối y dược, kinh tế điểm chuẩn vẫn cao
Trong khi đó, mức điểm chuẩn dự kiến của các trường tốp trên, trường khối y dược, kinh tế… vẫn sẽ cao. Trường ĐH Ngoại thương cho biết mức điểm thấp nhất để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển là 18 điểm đối với cơ sở Quảng Ninh, 22 điểm khối A và 20,5 điểm khối A1, D1, D2, D3, D4, D6 đối với cơ sở Hà Nội và cơ sở 2 TP HCM. Điều kiện để thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm khá trở lên. Theo nhận định ban đầu, nhiều khả năng dự kiến điểm chuẩn vẫn sẽ tương đương như năm ngoái, điểm chuẩn ngành kinh tế ở mã tổ hợp A00 là 27,25, mức điểm thấp nhất để trúng tuyển vào trường là 24,5.
 

Thí sinh tìm hiểu thông tin chỉ tiêu xét tuyển vào ĐH năm 2016 Ảnh: Tấn Thạnh
Một cán bộ tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết dựa trên phổ điểm thấp hơn năm trước của thí sinh, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường vẫn giữ ổn định, trường dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ giảm nhẹ so với năm trước. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định nhóm các ngành “hot” của trường như kế toán, tài chính - ngân hàng, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế dự kiến điểm trúng tuyển được sẽ tương đối cao….
Tư vấn thêm về việc chọn trường, chọn ngành, ông Trần Văn Nghĩa khuyên các thí sinh phải cân nhắc cẩn thận khi nộp hồ sơ. Hai căn cứ để các thí sinh cân nhắc chọn trường là nguyện vọng (thích ngành nào, năng lực phù hợp ngành nào) và điểm số của mình.
“Một ngành có rất nhiều trường, điểm xét tuyển khác nhau nên các em phải căn cứ vào kết quả thi của mình để chọn trường phù hợp. Cơ sở quan trọng mà các em có thể tham khảo được để đăng ký xét tuyển thành công là điểm trúng tuyển năm ngoái của các ngành” - ông Nghĩa lưu ý.
Chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy 2016 là 420.354
Chiều 25-7, Bộ GD-ĐT đã công bố tổng hợp chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ chính quy cả nước theo vùng miền và từng cơ sở giáo dục đại học khối dân sự (thống kê này chưa bao gồm các trường thuộc ngành công an, quân đội). Theo đó, chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ chính quy năm 2016 là 420.354. Trong đó, nhiều nhất là khối ngành V: toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y (135.327 chỉ tiêu); khối ngành III: kinh doanh và quản lý, pháp luật (134.594 chỉ tiêu); khối ngành VII: nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng (75.318 chỉ tiêu)…; khối ngành II: nghệ thuật (5.422 chỉ tiêu).
Để bảo đảm chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục ĐH không được tuyển vượt quá chỉ tiêu này. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xử lý các cơ sở giáo dục ĐH tuyển vượt chỉ tiêu và chủ tịch hội đồng tuyển sinh.
Nguồn 24h

Hơn 420.000 thí sinh có cơ hội vào đại học

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy hệ dân sự của các trường năm 2016 là 420.300.


Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm nay công bố chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy của các cơ sở giáo dục khối dân sự trong cả nước năm 2016.
Theo đó, chỉ tiêu theo từng khối ngành trên cả nước như sau:
STT
Khối ngành
Chỉ tiêu cả nước
1
Khối ngành I (Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên)
30.782
2
Khối ngành II (Nghệ thuật)
5.422
3
Khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật)
134.594
4
Khối ngành IV (Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên)
13.986
5
Khối ngành V (Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y)
135.327
6
Khối ngành VI (Sức khỏe)
24.925
7
Khối ngành VII (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng)
75.318
 Tổng chỉ tiêu cả nước
420.354

Bộ Giáo dục cho biết, đây là số liệu tổng hợp theo vùng miền và từng cơ sở giáo dục đại học khối dân sự (chưa bao gồm các trường thuộc ngành công an, quân đội).

"Chỉ tiêu này tính theo năng lực tối đa của các cơ sở giáo dục đại học đã đăng ký thực hiện năm 2016. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, các cơ sở không được tuyển vượt quá chỉ tiêu này", Bộ Giáo dục nhắc nhở.
Đối với những cơ sở giáo dục đại học tuyển vượt chỉ tiêu, Bộ Giáo dục sẽ xử lý trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

Sunday, July 24, 2016

Ngày 28/7, Bộ GD-ĐT dự kiến công bố điểm sàn

Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi các trường đại học và cao đẳng công bố điểm thi, hội đồng xây dựng điểm sàn sẽ dựa vào đó đưa ra mức điểm sàn dự kiến vào ngày 28/7.
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến hết ngày 20/7, các trường đại học sẽ phải hoàn tất công tác chấm thi và công bố điểm thi sau đó các trường sẽ gửi điểm thi về Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
Căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ GD-ĐT sẽ xác định và công bố điểm sàn đối với từng khối thi. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn.
Do đó, thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa , Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, dự kiến ngày 28/7 sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH (điểm sàn). 
Điểm sàn sẽ được xây dựng trên nguyên tắc chung tối thiểu bao gồm 4 yếu tố: Đảm bảo đúng quy định của quy chế; đảm bảo đúng chất lượng tuyển chọn đầu vào; đảm bảo cơ cấu vùng miền và cơ cấu xã hội; đảm bảo chất lượng tuyển chọn đầu vào cho các trường. Đây là 4 nguyên tắc tối thiểu để Bộ xây dựng điểm sàn. Năm 2015, điểm sàn đại học là 15 điểm và cao đẳng là 12 điểm.
Sau khi Bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển, công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển).
Cũng trong tuần, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm cho 5 tổ hợp khối truyền thống: A, A1, B, C, D.

Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các mốc thời gian thí sinh cần nhớ:
Xét tuyển đợt I: Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8. Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 19/8/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).
Xét tuyển bổ sung đợt 1: Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9/2016. Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 9/9/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).
Xét tuyển bổ sung đợt 2: Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 23/9/2016. Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 28/9/2016 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh).
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ bí quyết giúp thí sinh trúng tuyển
Để có cơ hội trúng tuyển cao, PGS.TS. Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT khuyên thí sinh phải xác định được ngành, trường yêu thích.
Ngoài ra, các em không nên chờ đến cuối đợt mới nộp hồ sơ bởi học sinh không nên chờ đến cuối đợt mới nộp bởi vì chờ cũng có tác dụng.
“Năm ngoái, thí sinh chờ thì được lợi nhưng năm nay các em chờ các em chỉ mất cơ hội. Nếu các em có tâm lý đó sẽ rất nguy hiểm. Chẳng hạn, một trường lấy 1000 chỉ tiêu, thí sinh nộp hồ sơ muộn, đứng 1001 là trượt”, ông Nghĩa khuyên thí sinh.
Cũng theo ông Nghĩa, trong quy chế năm nay, Bộ GD-ĐT không yêu cầu các trường phải công khai dữ liệu điểm của thí sinh bởi vì mong muốn của Bộ vẫn là không cung cấp. Việc cung cấp dữ liệu chỉ gây hỗn loạn, học sinh tưởng rằng có thể dựa vào thông số đó nên chờ đợi.
Đặc biệt, trong năm 2016, Bộ GD-ĐT bỏ mức điểm sàn hệ cao đẳng. Như vậy, theo quy định mới trong xét tuyển vào các trường CĐ, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể được nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường CĐ nghề hoặc CĐ khác.
Nguồn: 24h

Saturday, July 23, 2016

Nghịch lý thi tuyển giáo viên ở TP HCM

Lần đầu tiên, các ứng viên không có hộ khẩu TP HCM được thi tuyển vào ngành giáo dục. Đây là chính sách nhằm thu hút và tạo nguồn nhân lực giáo viên giỏi cho TP
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), năm học 2016-2017, TP HCM có nhu cầu tuyển dụng hơn 3.000 giáo viên (GV) từ bậc mầm non đến THPT, trong đó chủ yếu vẫn ở khối mầm non.
Mầm non: Đỏ mắt tuyển giáo viên
Đến thời điểm này, quận Bình Tân thiếu GV nhiều nhất do tốc độ tăng dân số quá nhanh dẫn đến trường, lớp quá tải. Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận, cho biết quận cần tuyển hơn 400 GV từ mầm non đến THCS, chủ yếu cho các trường vừa xây dựng xong. Năm nay, quận có thêm 4 trường học mới, trong đó trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như Trường Mầm non Đỗ Quyên, hiện thiếu đến 44 người.

Số ứng viên thi tuyển vào vị trí giáo viên THPT tại TP HCM tăng cao dù nhu cầu tại các trường đã ổn định Trong ảnh: Một giờ học tại Trường THPT Hùng Vương (quận 5)Ảnh: TẤN THẠNH
Quận Thủ Đức cũng cần tuyển dụng hơn 200 GV, trong đó nhiều nhất là khối mầm non do quận đưa vào sử dụng thêm 2 trường mầm non tại KCX Linh Trung. Tuy nhiên, do 2 trường này chưa tuyển được GV nên Phòng GD-ĐT phải điều chuyển một số cán bộ quản lý, GV ở những trường công lập khác về.
Tình trạng thiếu GV mầm non cũng xảy ra ở những quận, huyện vừa xây thêm trường cho con, em công nhân theo nghị quyết về hỗ trợ giáo dục mầm non của HĐND TP. Cụ thể, toàn quận 7 đang thiếu 108 GV cho năm học mới, trong đó có đến 57 GV mầm non, 41 GV tiểu học và 10 GV THCS. Trường mầm non KCX Tân Thuận vừa khánh thành đầu tháng 6 để giữ trẻ cho con em công nhân đang thiếu 20 GV, Trường Mầm non Hoa Hồng cũng thiếu đến 10 GV, kế đến là Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trường THCS Nguyễn Thị Thập...
Tại quận Tân Phú, UBND quận dự kiến đăng ký tuyển 198 chỉ tiêu bổ sung đối với 4 đơn vị mới thành lập và 2 trường tăng số lớp. Ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận, cho hay quận có nhu cầu tuyển dụng 57 GV mầm non, 17 GV tiểu học, 5 GV bậc THCS.
Khối THPT: Cạnh tranh gay gắt
Trong khi các bậc học khác “đỏ mắt” tìm GV thì bậc THPT lại thu hút đông đảo ứng viên đăng ký tuyển dụng, phần lớn ở các tỉnh đổ về. Nguyên nhân do đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TP HCM áp dụng hình thức thi tuyển viên chức mới. Các ứng viên không có hộ khẩu TP HCM vẫn được tham gia ứng tuyển nếu hội đủ một trong các tiêu chuẩn: có bằng tiến sĩ, tuổi đời dưới 35; có bằng thạc sĩ, tuổi đời dưới 30 hoặc tốt nghiệp loại xuất sắc các ĐH trong nước hoặc tốt nghiệp loại giỏi các ĐH nước ngoài (có tuổi đời dưới 25). Chính sách này nhằm thu hút và tạo nguồn nhân lực GV giỏi cho TP.
Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2016-2017, TP cần tuyển dụng 341 GV (giảm 50% so với năm học trước) và 34 nhân viên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở. Cũng như mọi năm, ứng viên chủ yếu đăng ký nhu cầu giảng dạy ở các bộ môn như toán, hóa, lý, văn; còn các môn như âm nhạc, công nghệ, tiếng Đức, tiếng Nhật rất ít.
Trước đó, năm học 2015-2016, trong số 849 ứng viên tham dự, số ứng viên ứng tuyển các môn toán, lý, hóa, văn vẫn rất cao dù nhu cầu tuyển GV những môn này tại các trường THPT đã ổn định. Theo hiệu trưởng nhiều trường THPT, do thừa GV nên việc phân chia định mức tiết dạy gặp rất nhiều khó khăn vì GV phải đủ định mức tiết dạy để xếp thi đua.
Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3 cho biết sở dĩ bậc THPT luôn thu hút lượng lớn ứng viên đăng ký là do bậc học này, GV có thể tăng thu nhập nhờ dạy thêm. Năm nay, TP mở rộng tuyển dụng viên chức với cả ứng viên ở tỉnh nếu có bằng thạc sĩ trở lên thì cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Nguồn 24h